Đường về miền Tây ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dưới nắng nóng 'đổ lửa'
Vô lăng 3 chấu bọc da đa chức năngPNJ chia cổ tức 20% bằng tiền mặt
Trận đấu diễn ra tại sân Bàu Thành, H.Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào chiều 6.1 giữa Trường ĐH Lạc Hồng và "tân binh" Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 có tỉ số hòa 1-1, dù đội bóng của trường đại học có thời gian cầm bóng nhiều và tấn công "vũ bão" vào khung thành của trường cao đẳng.Với kết quả này, Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 có thể là đội đứng đầu bảng nếu thắng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai hoặc nhì bảng nếu thua trường này dưới 9 bàn. Vì trước đó, ở trận ra quân, Trường ĐH Lạc Hồng đã để thua đậm 1-9 trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai."Chúng tôi chỉ hy vọng được nhì bảng, vì vậy cả đội sẽ cố gắng hạn chế bàn thua trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai trong trận đấu sắp tới", HLV Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 chia sẻ.Có thể nói việc hòa Trường ĐH Lạc Hồng là một kỳ tích của "tân binh" Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 trong lần đầu tiên tham gia vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải TNSV THACO cup 2025. Trong suốt trận đấu, đội Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 liên tục bị Trường ĐH Lạc Hồng tấn công. Thế nhưng, sự xuất sắc của thủ môn Nguyễn Trung Hậu (số 1) Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 cộng với sự vô duyên của các tiền đạo Trường ĐH Lạc Hồng đã giúp cho Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 không thua thêm bàn nào nữa.Bản lĩnh của Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2, ngoài sự xuất sắc của thủ môn số 1 Nguyễn Trung Hậu, còn phải kể đến sự linh hoạt, lắt léo của 3 cầu thủ Lê Khắc Quân (số 11), Nguyễn Đăng Kha (số 16), đặc biệt là đội trưởng Trần Anh Kiệt (số 18).BTC khu vực Đông Nam bộ khích lệ các đội bóng với những giải riêng cho cầu thủ xuất sắc nhất mỗi trận, đội vô địch, đội hạng nhì, 2 giải Vua phá lưới và Thủ môn xuất sắc nhất (tổng trị giá 30 triệu đồng).
Trần Quyết Chiến bất ngờ bị loại ở giải châu Á, Bao Phương Vinh vào tứ kết
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng.
Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Hồng Vân phản ứng trước cảnh chồng ‘dây dưa’ với người cũ ngay đêm tân hôn
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.